Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Xứ sở cây thuốc quý: Thương hiệu lá Lao

Các loài cây rừng làm thành sản phẩm lá Lao quen thuộc - Ảnh: C.T.V

Nước uống chữa bệnh

Dịp lễ 30.4 - 1.5, con của chị Nguyễn Thị Cúc ở Bằng An (P.Điện An, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) tham quan cù lao chàm đã mua về 3 gói “Lá rừng thanh lọc cơ thể - đặc sản Cù Lao Chàm” để mẹ dùng. Chị Cúc sử dụng lá cù lao từ hơn 2 năm trước. &Ldquo;Nhớ lần đó, con dâu sinh nở được bà con ngoài đảo gửi cho ít lá để uống, nhưng nó sợ nóng khô sữa nên nhường cho mẹ chồng. Tôi uống thử thấy ngon, lại rất hiệu quả trong việc giảm béo. Tôi bị sạn thận độ 1-2, vậy mà cũng giảm hẳn. Khi đứa em rể là bác sĩ đông y phân tích các vị thuốc và bảo loại nước này uống rất tốt, tôi càng tự tin”, chị Cúc kể. Lần tiếp cận đầy tình cờ đó với “lá Lao”, như cách gọi quen thuộc của người dân về các loại cây lá quý hái làm nước uống ở Cù Lao Chàm, khiến chị Cúc đâm ghiền. Hễ có người ra Cù Lao Chàm thế nào chị cũng gửi mua cả bao tải để uống dần. Một người quen sinh sống ở Cù Lao Chàm ngót 30 năm cũng khuyên chị nên dùng loại nước lá cây ấy. Gần đây, ở P.An Mỹ (TP.Tam Kỳ) cũng thấy có quán cà phê dùng nước lá Lao thay trà, do chủ quán dùng thử thấy thích nên mua về đãi khách. Với cư dân Cù Lao Chàm, bao đời nay họ đã quen dùng nước lá Lao. Một người dân ở bãi Làng quả quyết, hằng ngày họ chỉ uống nước lá Lao. Thứ nước uống dân dã này cũng “xâm nhập” các cơ sở homestay hoặc quán cà phê trên đảo để thay thế nếu khách yêu cầu…

Thương hiệu và dược tính

Từ thói quen sử dụng của người dân để làm nước uống, lá Lao dần định hình thương hiệu du lịch cù lao chàm. Trước khi rời đảo, ngoài những hải sản nổi tiếng du khách không quên mua vài bịch “lá rừng thanh lọc cơ thể” để làm quà. Việc cung ứng lá Lao dần trở nên chuyên nghiệp khi có khoảng 30 người làm nghề hái lá rừng rồi sao chế để bán. Họ là những cư dân đầy kinh nghiệm trong việc nhận diện cây thuốc, chứ không phải ai cũng có thể hái được. Thiên nhiên đã ban tặng cho rừng trên đảo nhiều loài cây thuốc quý. Với kinh nghiệm dân gian, từ lâu nhiều cư dân xã đảo đã kịp nhận diện các loài cây quý mọc hoang trên rừng như bồ đường, từ bi, bồ đề núi, é, sanh núi, ngũ gia bì, nhàu, thụt dọt, ổi tàu, gia lông, nhãn núi… từ đó, họ tự biết cách phân loại, cây nào thì lấy thân - rễ - lá, cây nào chỉ hái đọt rồi mang về băm nhỏ, phơi khô, trộn đều. Theo thống kê, trong 1 tấn cây thuốc được người dân khai thác, họ dùng một phần để uống, còn lại dành để bán cho du khách và bạn hàng ở các tỉnh lân cận…

&Ldquo;Chúng tôi đang nhờ Phòng Kinh tế TP.Hội An hỗ trợ xúc tiến đăng ký thương hiệu “lá Lao” cho đặc sản nước uống từ cây rừng trên đảo, đồng thời cũng nghiên cứu, phân tích các loại cây thuốc trong đó tác động đến sức khỏe như thế nào”, ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch UBND xã đảo Tân Hiệp nói. Khi thương hiệu lá Lao ngày càng lan rộng và được người dân bên ngoài Cù Lao Chàm sử dụng, đã đến lúc các dược liệu có trong mỗi “bài thuốc” phải được nghiên cứu cụ thể. Lâu nay, việc thu hái và sao chế chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cư dân xã đảo. Theo bác sĩ Lê Thân, Phó giám đốc Bệnh viện y học cổ truyền Quảng Nam, việc định danh chính xác các loài cây thuốc và dược liệu không hề đơn giản, chỉ những đơn vị có trang thiết bị, máy móc chuyên dụng như Viện Dược liệu trung ương mới đủ điều kiện phân tích.

Hứa Xuyên Huỳnh

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Thu phí ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam): Bắt khách phải...lặn biển? |

 

Du khách quốc tế đến tham quan và nghỉ lại trên đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Đ.H

Du khách quốc tế đến tham quan và nghỉ lại trên đảo cù lao chàm. Ảnh: Đ.H

 

Không lặn cũng mất tiền?

Có hiệu lực từ đầu tháng 3, quy định mức thu và đối tượng miễn, giảm phí tham quan Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đã gây ra không ít “bão” đối với người dân và các doanh nghiệp lữ hành du lịch. Theo mức mà Ban quản lý (BQL) Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm thông báo thu phí thì: “Tham quan và bơi lặn biển không khí tài: 40.000 đồng/ lượt; Tham quan và bơi lặn biển có khí tài 60.000 đồng/ lượt”. Tuy nhiên, mức giá và cách làm này đã gặp không ít ý kiến phản đối.

Theo ông Dương Văn Chiến, Giám đốc Công ty CP Du lịch và thương mại Cù Lao Xanh thì trước khi có mức thu phí mới này, BQL đã thu phí tham quan Cù Lao Chàm chỉ 10.000 đồng/lượt, lặn biển ngắm san hô không khí tài thì 30.000 đồng/lượt. Hai mức thu phân biệt rõ ràng. Bây giờ áp dụng mức thu phí mới lại gộp vào nhau, rất vô lý. &Ldquo;Trong thông báo ghi rõ tham quan và bơi lặn biển không khí tài 40.000 đồng/lượt. Như thế có nghĩa là tách ra tham quan riêng, bơi lặn biển riêng. Nếu khách du lịch của chúng tôi chỉ có nhu cầu tham quan Cù Lao Chàm, không muốn bơi lặn biển thì BQL cũng lấy 40.000 đồng/lượt hay sao? Nếu thu như vậy thì vô hình trung là bắt khách du lịch nhấn xuống nước à?”, ông Chiến đặt câu hỏi.

Còn ông Trần Hùng, Giám đốc Công ty Sông Hội Tourist cho rằng, qua mấy ngày áp dụng thu phí mới, nhiều khách du lịch cho rằng công ty ông "lừa đảo để lấy thêm tiền". Dù phía Công ty có giải thích thì họ cũng không tin vì thấy vô lý. &Ldquo;Một số khách của công ty chúng tôi nói là công ty lừa đảo để lấy tiền, vì họ không lặn ngắm san hô cũng mất tiền. Trong khi thông báo ghi rõ hai vế, tham quan và lặn mới mất 40.000 đồng. Như thế, rất mất uy tín của doanh nghiệp. Chưa kể, nhiều lúc thời tiết lạnh, nếu cứ áp dụng như thế thì chẳng lẽ lại bắt khách lặn biển trong giá rét à? Quá là vô lý”, ông Hùng bức xúc.

Ngoài ra, mức áp dụng thu phí mới này cũng gây khó chịu cho người dân xã đảo Tân Hiệp. Theo người dân phản ánh, cứ mỗi lần ra vào đảo thì họ phải trình báo giấy tờ với BQL để chứng minh là người dân địa phương. Trong lúc, nhà của người dân trên đảo, quyền đi về và tự do đi lại là của họ, sao lại phải trình báo.

&Ldquo;Có phải ai đi ra vào đảo lúc nào cũng cầm theo giấy tờ tùy thân đâu. Chưa kể người già, trẻ em chưa làm chứng minh nhân dân hoặc có chứng minh nhân dân mà đã mất chưa làm lại thì làm sao? Những em nhỏ chưa đủ tuổi làm giấy chứng minh nhân dân thì phải cầm theo hộ khẩu à? Lỡ đi ra vào đảo bị ướt hết thì sao? Tôi thấy rất vô lý”, ông Phan Hưng, người dân trên đảo Cù Lao Chàm cho biết.

Vẫn áp giá theo cách cũ

 

Bà Trần Thị Hồng Thúy: “Việc điều chỉnh giá vé là cách đảm bảo quyền lợi cho khách khi đến Cù Lao Chàm có thể thưởng ngoạn hết cảnh đẹp cũng như giá trị của nó”.

Bà Trần Thị Hồng Thúy: “Việc điều chỉnh giá vé là cách đảm bảo quyền lợi cho khách khi đến Cù Lao Chàm có thể thưởng ngoạn hết cảnh đẹp cũng như giá trị của nó”.

 

Theo tìm hiểu, để áp dụng mức thu phí mới này, BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã căn cứ Nghị quyết số 131/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của HĐND tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam. Theo bà Trần Thị Hồng Thúy, Giám đốc BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm thì việc điều chỉnh giá vé là cách đảm bảo quyền lợi cho khách khi đến Cù Lao Chàm có thể thưởng ngoạn hết cảnh đẹp cũng như giá trị của nó. Về Nghị quyết của HĐND tỉnh thì có chăng chỉ là sự nhầm lẫn trong câu từ, lỗi kỹ thuật của HĐND tỉnh Quảng Nam. &Ldquo;Chúng tôi đang làm tờ trình xin ý kiến UBND TP Hội An trình lên UBND tỉnh Quảng Nam giải thích câu từ. Có lẽ khoảng 5-10 ngày sau, tỉnh sẽ có văn bản hiệu đính Nghị quyết của HĐND tỉnh”, bà Thúy cho biết.

Giải thích về những phiền phức mà người dân địa phương gặp phải, bà Thúy cho rằng sẽ tạo điều kiện hết sức để làm sao người dân địa phương thoải mái trong việc đi lại. Những phản ánh về cung cách kiểm soát, phục vụ của nhân viên kiểm soát vé chưa được tốt, phía BQL rút kinh nghiệm và chấn chỉnh lại. Tuy nhiên, bà Thúy cũng khẳng định: “Trước mắt BQL vẫn áp giá theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, nhưng sẽ nghiên cứu, đề xuất để dung hòa giữa quyền lợi doanh nghiệp và khách du lịch, đảm bảo không thất thu để làm sao vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ bền vững an toàn sinh thái ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm”.

Trong lúc đó, theo bà Đinh Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Thương mại và Du lịch TP Hội An thì nên chăng thành phố làm hai cổng ra vào Cù Lao Chàm. Có nghĩa là một cổng dành cho du khách, một cổng dành cho người dân địa phương để dễ kiểm soát.

 

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 26/5/2009. Từ đó đến nay, lượng khách du lịch đến đây ngày một tăng. Tính đến năm 2013, số lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm là 157.000 lượt, tăng gần 5,9 lần so với năm 2009.

 

Đức Hoàng

Tham quan Cù Lao Chàm: Không lặn biển cũng mất phí

 

Cần rõ ràng và minh bạch

Theo thông báo của BQL Khu bảo tồn biển cù lao chàm về quy định mức thu và đối tượng miễn, giảm phí tham quan Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm: “Tham quan và bơi lặn biển không khí tài: 40.000 đồng/ lượt; Tham quan và bơi lặn biển không có khí tài 60.000 đồng/ lượt”. Cần phải nói rõ thêm, một chuyến ra Cù Lao Chàm, du khách phải bỏ ra gần 500 ngàn đồng/ người, gồm: phí thăm quan và lặn biển 40 ngàn - 60 ngàn đồng, ca nô hoặc tàu đi về 300 ngàn đồng, phí vệ sinh 20 ngàn.

Tại cuộc họp với các doanh nghiệp vào chiều ngày 10/3, ông Dương Văn Chiến- Giám đốc Công ty CP Du lịch và TM Cù Lao Xanh bức xúc: “Trong thông báo ghi rõ “Tham quan và bơi lặn biển không khí tài 40.000 đồng/ lượt”. Như thế, nghĩa là tách ra tham quan riêng, bơi lặn biển riêng. Nếu khách của tôi chỉ tham quan, không muốn bơi lặn biển thì cũng lấy 40 ngàn sao? Như vậy, chẳng khác nào bắt khách dìm nước à”.

Các công ty du lịch phản ứng gay gắt về việc không minh bạch trong văn bản của chính quyền

 

Trước kia, quy định thu phí của BQL là: tham quan - 10 ngàn đồng, lặn biển ngắm san hô không khí tài- 30 ngàn đồng. Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ nào tùy ý. Ông Trần Hùng, Giám đốc Công ty Sông Hội Tourist kể lại: “Khách hàng nói chúng tôi lừa đảo họ để lấy tiền, vì họ không lặn ngắm san hô cũng mất tiền. Trong khi thông báo ghi rõ hai vế thăm quan và lặn mới mất 40 ngàn đồng. Như thế, rất mất uy tín của doanh nghiệp. Chẳng lẽ lại bắt khách lặn biển trong khi trời rét run à. Thật vô lý”.

Theo thông báo, người già trên 60 tuổi được giảm 50% phí. Những người già đi bộ một đoạn khá xa từ bến và phòng thu phí giữa trời nắng để "trình" chứng minh thư. Không những thế, người dân ở Cù Lao Chàm khi về nhà của chính mình, phải xuất trình giấy tờ để nhận vé thì thái độ của nhân viên giống như “ban ơn” cho họ.

Tại cuộc họp, đa số các công ty du lịch đều thống nhất: nên ghi rõ ràng, minh bạch trong chủ trương để họ giải thích cho du khách, không bán gộp vé thăm quan và lặn biển; giá vé phải tương ứng với chất lượng dịch vụ trên đảo; đặc biệt, thái độ của nhân viên soát vé phải hòa nhã, không gây phiền nhiễu cho người dân và du khách.

Liệu HĐND Tỉnh Quảng Nam có “nhầm”?

Trả lời doanh nghiệp, Bà Trần Thị Hồng Thúy, Giám đốc BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm nói: “Ý kiến của các doanh nghiệp vào chiều nay hoàn toàn đúng. Tôi ghi nhận 3 ý kiến của doanh nghiệp. Thứ nhất về Nghị quyết của HĐND, khi đọc lên, chúng ta sẽ hiểu nhầm rằng vé chia thành 2 phần là tham quan và bơi lặn. Chúng ta sẽ nhìn nhận lại, năm 2014, quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam, 10 nghìn phí thăm quan, 30 nghìn phí lặn biển không khí tài. Sau đó, chúng ta họp rất nhiều phiên, chính các anh đề nghị thống nhất phí cho gọn. Như vậy, về việc gộp các dịch vụ lại, khi đưa lên, chúng tôi hoàn toàn dựa vào ý kiến của doanh nghiệp. Có chăng chỉ là sự nhầm lẫn trong câu từ, lỗi kỹ thuật của HĐND tỉnh Quảng Nam. Chúng tôi đang làm tờ trình xin ý kiến UBND TP Hội An trình lên UBND tỉnh Quảng Nam giải thích câu từ. Có lẽ từ 5- 10 ngày sau, tỉnh sẽ có văn bản hiệu đính Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Thứ hai, về vé tham quan, chúng tôi hơi chủ quan. Nhận được quyết định của tỉnh hơi muộn nên chúng tôi sơ suất vì chưa có vé mà vẫn thu phí tham quan.

Thứ ba, về việc người dân và người thân của địa phương về xã Tân Hiệp, chúng tôi luôn tạo điều kiện hết sức. Về thái độ, cách xử lý của nhân viên kiểm soát vé mà các doanh nghiệp phản ánh, chúng tôi xin ghi nhận và sửa chữa. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp lợi dụng, mượn chứng minh thư của người dân địa phương để đưa khách vào Cù Lao Chàm, gây khó khăn cho chúng tôi khi làm việc”.

Về việc tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát vé của khách tham quan và người dân địa phương khi về nhà, bà Đinh Thị Thu Thủy- Trưởng Phòng Thương mại & Du lịch TP Hội An, đề xuất có 2 cổng, 1 cho khách du lịch, 1 cho người dân và người thân Cù Lao Chàm. Bà cũng mong doanh nghiệp và khách tham quan thông cảm, chia sẻ hơn với BQL, lãnh đạo TP trong giai đoạn thử nghiệm thu phí này.

Kể từ khi được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 26/5/2009, lượng khách đến Cù Lao Chàm ngày một tăng, góp phần tăng trưởng về kinh tế xã hội cho địa phương. Mặc dù vậy, du lịch cũng gây áp lực lớn lên môi trường, tài nguyên, đa dạng sinh học,…ở Cù Lao Chàm. Vì thế, việc thu phí và tăng phí tham quan là điều cần thiết. Bởi vậy, mong chính quyền vào cuộc sớm nhất để giải quyết thấu đáo hơn phản ánh của người dân và du khách về sự việc trên.

Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảoTân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

 

Hồng Thúy

Tranh cãi giữa doanh nghiệp và chính quyền về vé du lịch Cù Lao Chàm: Chỉ là hiểu nhầm?

 

Ngày 11-12-2014 HĐND tỉnh Quảng Nam ban hành Nghị quyết số 131/2014/NQ-HĐND trong đó có quy định về việc thu phí tham quan và tham gia hoạt động lặn biển tại cù lao chàm. Tiếp đó, ngày 2-2-2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 415 về việc thực hiện quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Căn cứ quy định trên, mức phí tham quan và tham gia lặn biển không khí tài đối với mỗi khách là 40 nghìn đồng/lượt; mức phí tham quan và tham gia lặn biển có khí tài là 60 nghìn đồng/người/lượt.

Khách đến du lịch tại Cù Lao Chàm sẽ dùng chung mức giá bao gồm lặn biển không khí tài là 40.000đ/lượt/người.

Trên cơ sở Quyết định 415, ngày 1-3-2015, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã triển khai việc thu phí mới. Tuy nhiên điều này đã gây ra phản ứng từ phía các công ty du lịch. Họ cho rằng, nội dung quy định thu phí trên được hiểu gồm 2 vế riêng biệt là phí tham quan và phí lặn biển. Việc gộp hai loại phí như vậy là bất hợp lý. Bởi lẽ, khách không tham gia hoạt động lặn ngắm san hô nhưng cũng phải bỏ tiền ra đóng phí là điều vô lý.

Trong khi đó, việc thu phí lại không phải do đơn vị Nhà nước thực hiện mà được giao cho các doanh nghiệp thu trực tiếp từ khách hàng, tức là doanh nghiệp thu phí hộ cho chính quyền, dẫn đến việc doanh nghiệp bị rơi vào thế khó: Chính quyền thì yêu cầu thu loại phí “2 trong 1”, du khách thì phàn nàn, phản ứng, từ đó mất uy tín, doanh thu.

Giải đáp những phản ánh tại buổi đối thoại, đại diện Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho rằng, nguyên nhân mà doanh nghiệp thắc mắc là vì câu chữ trong nghị quyết HĐND tỉnh không rõ ràng dẫn đến doanh nghiệp hiểu nhầm, vì mức phí tham quan Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm 40 nghìn đồng là trọn gói, bao gồm nhiều dịch vụ như khách được tham quan khu bảo tồn biển, tắm biển, lặn không có khí tài ngắm san hô tại bãi biển nông, xem thắng cảnh trên rừng, tham quan các di tích cấp quốc gia... Tương tự như vậy, mức giá 60 nghìn đồng cũng sẽ được hưởng tất cả dịch vụ trên chỉ khác là lặn biển có khí tài ngắm san hô tại vùng biển sâu.

Bà Trần Thị Hồng Thúy, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm giải thích: “Trong tờ trình khi chúng tôi đưa lên là hoàn toàn dựa vào ý kiến của doanh nghiệp và được sự thống nhất của rất nhiều bên, nhưng có một sự nhầm lẫn trong câu từ của nghị quyết HĐND tỉnh. Thay vì mở ngoặc ghi ra các dịch vụ miễn phí bên trong thì lại ghi một câu vắn tắt là phí tham quan khu sinh quyển và điểm nhấn là lặn biển có khí tài và không khí tài. Chúng tôi đã làm tờ trình xin ý kiến của UBND thành phố Hội An để trình lại UBND tỉnh đề xuất HĐND tỉnh có văn bản giải thích câu từ, hiệu đính lại câu chữ để doanh nghiệp hiểu, chứ không phải là phí tham quan riêng, phí lặn biển riêng”.

Lê Anh Tuấn

Ghi điểm với du khách bằng tour lạ

Du khách quốc tế khám phá ẩm thực cùng cư dân địa phương.

Trong những tháng đầu năm 2015, lượng khách du lịch đến tham quan và lưu trú tại các điểm đến nổi tiếng của Quảng Nam như Hội An, Mỹ Sơn tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, du khách đã lựa chọn khám phá và có những phản hồi tích cực với những tour du lịch mới, lạ được ngành du lịch Quảng Nam đầu tư xây dựng.

Hành trình du lịch sông nước trên dòng sông Thu Bồn xuôi về Cửa Đại đang được một số doanh nghiệp khai thác đã “ghi điểm” với du khách. Ngay những ngày đầu năm 2015, các tour du lịch khai thác hành trình trên sông Thu Bồn đã được nhiều du khách lựa chọn trải nghiệm như: “Du thuyền trên sông Thu”, “Ngắm hoàng hôn trên sông Thu Bồn” kết hợp khám phá đời sống của cư dân làng du lịch sinh thái Trà Nhiêu, ngư dân Cửa Đại; “Trải nghiệm vùng sông nước”, “Dạo thuyền cổ trên sông Thu Bồn”. Du lịch mạo hiểm kết hợp khám phá văn hóa ở miền núi Đông Giang, Tây Giang,…

Đây là một cách khai thác mới đối với những điểm tham quan ở các vùng ven. Các tour du lịch này vừa kết hợp giới thiệu các làng quê sinh thái, làng nghề truyền thống, đồng thời tạo cơ hội cho cộng đồng dân cư ở những vùng này cùng hưởng lợi từ du lịch.

Trên hành trình ấy, du khách sẽ ghé thăm, khám phá các làng nghề truyền thống xứ Quảng như mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, làng Triêm Tây (Điện Bàn)… để cùng trải nghiệm những giá trị văn hóa của các vùng đất này. Đồng thời khám phá văn hóa ẩm thực với cư dân địa phương ngay trên sông nước hay tại các làng quê với những trải nghiệm chân thực nhất.

Một số doanh nghiệp đã khai thác tuyến du lịch đường sông từ Hội An đến Câu Lâu (Duy Xuyên) và đưa khách đến khu đền tháp Mỹ Sơn. Hoặc mở các điểm đến kết nối đường sông từ Hội An đến Đà Nẵng, Quảng Ngãi, khai thác các sản phẩm du lịch biển đảo như ngắm san hô Sơn Trà (Đà Nẵng), khám phá cù lao chàm (Hội An) - Lý Sơn (Quảng Ngãi),…

Việc kết nối với các tuyến du lịch ở các địa phương khác giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và du khách có thêm nhiều lựa chọn. Mới đây, hơn 150 doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, nhà hàng tại Hội An đã tổ chức chuyến khảo sát thăm dò điểm đến Sơn Trà nhằm xây dựng chương trình kết nối Hội An - Sơn Trà. Ngành du lịch Quảng Nam cũng đang khảo sát, kết nối để kết nối du lịch đảo Cù Lao Chàm - Lý Sơn, hướng đến khai thác thị trường khách nội địa.

Trước đây, cơ cấu khách đến Quảng Nam những năm qua thường theo tỷ lệ 50 - 50 chia đều cho khách nội địa và quốc tế, trong đó, khách nội địa chủ yếu tập trung vào các tháng hè. Một tín hiệu khả quan là trong những ngày lễ Tết Dương lịch vừa qua, lượng khách nội địa đến Quảng Nam và lựa chọn các tour du lịch mới tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lữ hành thì nguyên nhân khách nội địa tăng thời gian gần đây là vì Quảng Nam có thêm nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, đặc biệt ngành du lịch Quảng Nam gần đây triển khai nhiều chương trình kích cầu du lịch nội địa, tập trung khai thác khách nội địa (nhất là khách đến từ TP.HCM và Hà Nội); xây dựng sản phẩm mới phát triển du lịch biển đảo ở Quảng Nam; chú trọng kết hợp giữa các giá trị về sinh thái, sinh quyển với các giá trị lịch sử, văn hóa, nhân văn để phát triển du lịch. Đồng thời liên kết mở thêm các tuyến tham quan làng nghề truyền thống, làng quê sinh thái giữa các địa phương với nhau nên đã tạo được hấp lực mới thu hút khách.

Theo bà Đinh Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Thương mại và du lịch hội an, trong năm 2015, Hội An sẽ tiếp tục tập trung đầu tư cho những điểm đến ngoại vi có lợi thế du lịch như những làng nghề vùng ven Hội An, Cù Lao Chàm, làng rau An Mỹ… Đồng thời xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho các sản phẩm du lịch dịch vụ sông nước như thuyền ăn uống, nhà hàng nổi trên sông,…

Ngoài Hội An, trong năm 2015, ngành du lịch Quảng Nam cũng sẽ tập trung cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng làm nổi bật đặc trưng văn hóa xứ Quảng như Mỹ Sơn, văn hóa các dân tộc Quảng Nam… Đồng thời, tăng cường các giải pháp làm mới các sản phẩm đã có, sự khác biệt của du lịch Quảng Nam.

Các địa phương thu hút khách nhờ sản phẩm du lịch độc đáo

Canô cao tốc đưa khách du lịch tham quan đảo cù lao chàm. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)




Mặc dù lượng khách du lịch bằng đường biển gia tăng đột biến, nhưng nhờ làm tốt công tác chuẩn bị từ khâu vận chuyển khách, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách, cung cấp các dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng, quản lý tốt giá cả các loại hình dịch vụ... Nên mùa du lịch biển đảo năm 2015 của tỉnh Quảng Nam mở đầu bằng kỳ nghỉ lễ dài ngày vừa qua, đã thành công và để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Đó là nhận định của ông Trần Hưng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch cù lao chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Tại khu du lịch Cù Lao Chàm, trục chính trong phát triển du lịch biển đảo của tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An đã đưa sản phẩm du lịch “Đêm Cù Lao Chàm” vào phục vụ du khách. Tuy mới chính thức trình làng, nhưng sản phẩm du lịch “Đêm Cù Lao Chàm” đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của du khách.

Trong những ngày nghỉ lễ này, sản phẩm "Đêm Cù Lao Chàm" đã thu hút hàng vạn du khách trong nước và quốc tế đến thưởng ngoạn các giá trị nổi trội về sinh cảnh, đa dạng sinh học biển, rừng nguyên sinh, nhiều di tích lịch sử, văn hóa độc đáo.

Ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An cho biết thành phố đã ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch biển đảo, xác định khai thác sản phẩm du lịch biển đảo là hướng phát triển trọng tâm trong thời gian tới, trước mắt là xây dựng các sản phẩm du lịch mới tại Cù Lao Chàm, trong đó sản phẩm “Đêm Cù Lao Chàm” là điểm nhấn trọng tâm.

Theo ông Trương Khuê, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Nam dự đoán được lượng khách du lịch sẽ gia tăng đột biến trong những ngày nghỉ lễ, các ngành chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuần tra, giám sát, xử lý nghiêm các phương tiện vận tải không đảm bảo an toàn giao thông.

Nhờ vậy, trong dịp nghỉ lễ dài ngày vừa qua, tuy lượng khách tham quan bằng đường thủy nội địa gia tăng đột biến, nhưng không có vụ tai nạn đường thủy đáng tiếc nào xảy ra. Trong khi đó, trên các tuyến đường bộ đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2 người và bị thương 2 người.

Ngày 3/5, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong 6 ngày nghỉ lễ vừa qua (từ 28/4-3/5) đã có 120.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, tăng 13% so với năm 2014.

Trong tổng số 120.000 lượt khách đến Đà Lạt, Lâm Đồng, có khoảng 3.200 khách nước ngoài, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Thời gian cao điểm khách đến Đà Lạt bắt đầu từ đêm 28/4 cho đến ngày 1/5. Thời điểm này phòng khách sạn thuộc hệ thống từ 1-5 sao đạt 95-100% công suất, các cơ sở lưu trú luôn trong tình trạng hoạt động 100% công suất.

Do hệ thống phòng nghỉ quá tải nên nhiều nhóm khách lẻ và khách đoàn không đặt phòng trước, đã rất vất vả để tìm được chỗ nghỉ tạm tại Đà Lạt, một số trường hợp phải ngủ nhờ nhà người quen hoặc ra tận vùng ven thuê khách sạn hoặc nhà trọ.

Trong khi đó, các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt luôn chật kín khách tham quan trong suốt kỳ nghỉ lễ. Những địa điểm du lịch mới như đường hầm điêu khắc Dalat Star, làng Cù Lần hay mô hình du lịch canh nông, tham quan làng hoa, vườn dâu tây công nghệ cao… đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến khám phá trong suốt dịp lễ.

Với việc đầu tư sản phẩm du lịch mới, nhiều khu du lịch nổi tiếng từ lâu tại Đà Lạt cũng đón tiếp hàng chục ngàn lượt khách trong mấy ngày qua. Theo ban quản lý khu du lịch Thung lũng Tình yêu - đồi Mộng Mơ, trong dịp nghỉ lễ 30/4 có khoảng 63.000 lượt khách đến tham quan tại khu du lịch này.

Số khách đến tham quan Vườn hoa thành phố Đà Lạt cũng đạt mức kỷ lục với 59.000 lượt, thác Đatanla có khoảng 30.000 lượt khách tham quan, thác Prenn cũng chật kín với gần 40.000 lượt khách.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, trong kỳ nghỉ lễ lần này chính quyền địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phục vụ người dân địa phương và du khách.

Dù lượng khách đến nghỉ dưỡng tăng cao nhưng tình hình an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch, nhà hàng luôn được đảm bảo.

Giá phòng nghỉ và dịch vụ ăn uống tăng khoảng 50% so với ngày thường, riêng hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú tăng từ 50-100%./.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính từ ngày 28/4 đến hết ngày 3/5, toàn tỉnh đã đón và phục vụ hơn 550.000 lượt khách, trong đó có 26.284 khách quốc tế. Tổng doanh thu ước đạt gần 200 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2014.

Cụ thể, thành phố Vũng Tàu đã đón khoảng 400.000 lượt du khách (tăng 40% so với dịp tết Nguyên đán vừa qua), huyện Xuyên Mộc hơn 36.000 lượt du khách; Đất Đỏ hơn 25.800 lượt; Long Điền hơn 100.000 lượt và Côn Đảo hơn 2.730 lượt.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như: thời tiết, giao thông… phải kể đến việc các doanh nghiệp du lịch đã chú trọng phát triển du lịch bền vững. Trong đó, quan trọng nhất là tạo dựng được uy tín với khách hàng, những cam kết về niêm yết giá dịch vụ và cung cấp dịch vụ đúng giá niêm yết đã được thực hiện nghiêm túc.

Vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao hiểu biết về quy trình xử lý thực phẩm, cách chế biến và bảo quản thực phẩm cũng như lưu hành mẫu, vệ sinh thường xuyên bãi biển, khuôn viên, bố trí lực lượng cứu hộ làm việc ngoài giờ... Đều được các doanh nghiệp du lịch chú trọng và tạo dựng niềm tin cho du khách.

Ông Võ Quý Khanh, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành Lưu trú du lịch và dịch vụ thành phố Vũng Tàu cho biết tại thành phố Vũng Tàu, từ ngày 28/4, Đoàn kiểm tra liên ngành du lịch và dịch vụ thành phố Vũng Tàu đã ra quân kiểm tra các quán ăn, nhà nghỉ, các tụ điểm vui chơi giải trí… trên các tuyến đường trọng điểm về du lịch tại Bãi Sau (thành phố Vũng Tàu).

Hầu hết các quán ăn đã thực hiện đúng cam kết mua bán văn minh, cân đúng ký, bán đúng giá niêm yết, tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường...

Lượng khách đông nhưng công tác cấp cứu thủy nạn được thực hiện rất tốt, Ban quản lý các Khu du lịch ở các địa bàn trọng điểm đã xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, tăng cường lực lượng cấp cứu viên ứng trực 100% tại các ao xoáy, dòng chảy nguy hiểm, thường xuyên phát loa thông tin cảnh báo cứu hộ đến du khách.

Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng cứu hộ tại các doanh nghiệp trực 24/24, đảm bảo an toàn cho công tác cứu hộ. Kết quả các du khách đều an toàn khi tắm biển trong những ngày lễ./.

Cù lao Chàm quá tải vì khách du lịch

Ảnh: Báo Quảng Nam

Tình trạng quá tải khách du lịch đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề khiến lo ngại cho ngành chức năng địa phương.

Trong những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 mỗi ngày có khoảng 6.000 lượt khách ra đảo cù lao chàm , tăng hơn 10 lần so với ngày thường. Nếu tính tổng dân số chưa đến 3.000 người của đảo Cù lao Chàm thì đây quả là con số quá tải lớn.

Hiện các phương tiện tàu thuyền đưa đón khách, nhu cầu ăn uống, đi lại tham quan trên đảo đều quá tải và xuất hiện nguy cơ phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, sinh thái rừng nơi đây. Nhu cầu về cung cấp nước sạch cho du khách tăng đột biến cũng gây khó khăn cho cư dân trên đảo bởi Cù lao Chàm đang bước vào mùa cao điểm thiếu nước trầm trọng.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online .

Khách đông đúc, nhiều điểm du lịch quá tải dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bơi thuyền trên những dòng suối trong xanh, mát lạnh ở Phong Nha-Kẻ Bàng. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)




Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế đã trở thành thương hiệu của riêng du lịch đà nẵng vào mỗi dịp nghỉ lễ chào mừng 30/4 hàng năm. Rất nhiều du khách trong nước, quốc tế đã chọn điểm đến Đà Nẵng vào dịp nghỉ lễ này. Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, lượng khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 ước đạt 450.000, tăng hơn 10% so với năm ngoái. Các chuyến bay quốc tế đến Đà Nẵng trong dịp này tăng gần gấp 3 lần so với năm ngoái, với 147 chuyến. Các chuyến bay nội địa từ 25/4 đến 4/5 cũng phải tăng tải.

Theo đánh giá của các đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố, khách đến Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng hơn so với năm ngoái về số lượng khách lẻ. Nhiều công ty đã có sự chuẩn bị cũng như kế hoạch về phòng ở và vận chuyển từ sớm nên ít xảy ra tình trạng có khách mà không có dịch vụ vận chuyển cũng như chỗ ở. Tổng lượt khách du lịch do các đơn vị lữ hành khai thác trong dịp này ước đạt 23.115 lượt, tăng 24,4% so với cùng kỳ 2014, tăng 53,1% so với năm 2013. Riêng trong hai ngày diễn ra cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, công suất bình quân của các khách sạn ước đạt 90%, các khách sạn 4-5 sao công suất ước đạt 95%, các khách sạn 3 sao ước đạt 85%; trong đó các khách sạn ở trung tâm, dọc đường Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Phạm Văn Đồng và khu vực bãi biển Mỹ Khê ước đạt 100%.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, từ ngày 28/4-1/5, có khoảng 81.000 lượt du khách đến Huế, trong đó khách nội địa chiếm 66%, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Cao điểm nhất là trong các ngày 29-1/5, các khách sạn lớn đều đạt 100% công suất sử dụng phòng. Riêng tại quần thể di tích cố đô Huế, thống kê sơ bộ từ ngày 28 đến 30/4 có khoảng 50.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Nhờ vậy, đến đầu tháng 5/2015, khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt gần 1 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 392.367 lượt; doanh thu du lịch đạt 937,632 tỷ đồng, tăng 8,11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quảng Bình cũng luôn là một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn trong dịp nghỉ lễ, ngoài khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng, du khách cũng luôn tìm đến Vũng Chùa - Đảo Yến để viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong 3 ngày, từ ngày 28-30/4, có hơn 100.000 lượt người đến thắp hương, viếng Đại tướng. Riêng trong ngày 1/5 có hơn 40.000 lượt khách đến viếng.

Các điểm du lịch biển đảo khu vực miền Nam Trung Bộ từ Quảng Nam trở vào luôn là điểm đến của du khách trong nước, quốc tế lựa chọn để nghỉ dưỡng.

Quảng Nam là địa phương có nhiều di sản độc đáo. Kì nghỉ lễ này, trung bình mỗi ngày có trên 7.000 lượt du khách trong nước và quốc tế tham quan Khu dự trữ sinh quyển thế giới và các khu du lịch sinh thái trên đảo cù lao chàm, thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Riêng ngày kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4) có trên 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế tham quan đảo Cù Lao Chàm. Trước khi tham quan đảo Cù Lao Chàm, hầu hết du khách đã thăm phố cổ hội an, một trong hai Di sản văn hóa thế giới của tỉnh Quảng Nam. Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn đón trên 1.400 lượt khách/ngày, trong đó chủ yếu là khách trong nước.

Tại Khánh Hòa, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tổng lượng khách lưu trú tại Khánh Hòa đạt khoảng 107.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt gần 15.000 khách; khách nội địa hơn 92.000 khách (tăng 9,26%).

Theo số liệu thống kê của Phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, kéo dài 6 ngày liên tục nên du khách chọn điểm đến Bình Thuận tăng vọt. Toàn tỉnh đón khoảng 180.000 lượt khách trong dịp lễ, trong đó khách quốc tế khoảng 13.000 lượt.

Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) và Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng quá tải do lượng khách đổ về quá đông vào dịp nghỉ lễ.

Trong dịp lễ 30/4 năm nay, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đã đạt mức tăng trưởng cao so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2014, phục vụ tổng cộng gần 20.000 khách, tăng đến hơn 100% cho cả du lịch trong nước và du lịch nước ngoài. Với kỳ nghỉ lễ dài ngày kết hợp cả Lễ Giổ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4 & 1/5, đông đảo khách hàng du lịch thuần túy đi cùng gia đình và khách hàng là các doanh nghiệp. Tính trên toàn hệ thống, Saigontourist đã phục vụ tổng cộng hơn 350 đoàn khách trên toàn quốc tham gia hàng trăm hành trình tour du lịch trong và ngoài nước.

Lễ 30/4 năm nay, du khách muốn trải nghiệm những đặc trưng khác biệt của vùng miền. Trong khi du khách miền Bắc chuộng các tuyến tham quan miền Trung, miền Tây hay biển Phú Quốc, khách từ Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam bộ thích đi tour khám phá lịch sử, văn hóa và nét kỳ thú của thiên nhiên miền Bắc theo các đường tour đi Hà Nội, Ninh Bình, Sa Pa, vịnh Hạ Long…

Các sản phẩm tour trong nước hút khách nhất trong dịp này là tour du lịch Đà Nẵng kết hợp thưởng ngoạn cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, chùm tour biển đảo với điểm "nóng" Phú Quốc và Nha Trang. Bên cạnh đó, những điểm đến có khí hậu mát mẻ, phong cảnh lãng mạn như Sapa và Đà Lạt cũng thu hút đông đảo khách hàng khi thỏa mãn nhu cầu tránh nóng, giải nhiệt khi mùa hè đang đến gần.

Riêng tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, hãng này đã phục vụ hơn 100 đoàn khách du lịch nước ngoài, đạt mức tăng trưởng 100,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, các thị trường tăng trưởng mạnh nhất là: châu Âu (tăng 518%), Mỹ (tăng 471%), Thái Lan (tăng 262%), Hàn Quốc (tăng 181,5%), Dubai (tăng 140%), Nhật Bản (tăng 134%), Singapore (tăng 123%)…

Tiếp nối thành công từ mùa kinh doanh dịp lễ 30/4, Saigontourist đang đẩy mạnh phục vụ hàng trăm tour du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước mùa hè 2015.

Hãng lữ hành Vietravel phục vụ khoảng 20.000 lượt khách. Theo thống kê, kì nghỉ lễ năm nay, lượng khách mua tour tại Vietravel tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, có khoảng 8.000 lượt khách đi du lịch trong nước, 12.000 lượt khách đi du lịch nước ngoài (không bao gồm khách đoàn). Công ty đã mở thêm các tour trong nước đi bằng ô tô và một số tour Đông Nam Á để kịp thời phục vụ du khách.

Còn tại Vietrantour, hãng này ước tính phục vụ hơn 3.000 lượt khách vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Hanoi Redtours cũng phục vụ hơn 6.000 khách (tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó riêng khách đi Thái Lan đã hơn 1.000 người…/.

Quảng Nam: Quá tải lượng khách du lịch đến đảo Cù Lao Chàm

Khách du lịch ra cù lao chàm sáng 28.4. Ảnh: Minh Hải/báo Quảng Nam.

Quá tải là tình trạng chung của hầu hết các khu du lịch trong nước đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay. Trong ngày 2/5 và 3/5, dự kiến lượng khách du lịch sẽ tiếp tục gia tăng.

Tại đảo Cù Lao Chàm , tình trạng quá tải khiến địa phương không thể đáp ứng được nhu cầu phục vụ từ phương tiện tàu thuyền, nhu cầu ăn uống, tham quan trên đảo. Ngoài ra, tình trạng này còn có nguy cơ phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, sinh thái rừng nơi đây…

Đặc biệt, việc đáp ứng nhu cầu về nước sạch rất khó khăn khi thời điểm này, Cù Lao Chàm đang bước vào mùa cao điểm thiếu nước.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.